Ỉa ra máu dù nhiều hay ít đều là dấu hiệu cảnh báo điểm bất thường trong cơ thể, ẩn chứa bệnh lý nguy hiểm vùng hậu môn trực tràng. Khi thấy dấu hiệu đầu tiên của bệnh, để tránh biến chứng nguy hiểm, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên thăm khám và điều trị kịp thời. Vậy, ỉa ra máu là dấu hiệu của bệnh nào? Có nguy hiểm không? Cách điều trị thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu hiện tượng ỉa ra máu
Ỉa ra máu là hiện tượng hậu môn bị chảy máu sau phân hoặc trong phân có lẫn máu và số lượng máu chảy ra khi đi ỉa có thể ít, chỉ thấm vào giấy vệ sinh hoặc cũng có thể nhiều, chảy thành tia, thành giọt. Bệnh thể là do chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều đồ cay nóng,...hoặc do bị nóng trong, bốc hỏa,... Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm ở hậu môn – trực tràng.
Ỉa ra máu là bị bệnh gì?
Các bác sỹ chuyên khoa hậu môn – trực tràng tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng Hà Nội cho biết:
Qua thực tiễn thăm khám thì hầu hết các trường hợp ỉa ra máu thường kèm theo một số triệu chứng như: đau rát hậu môn khi đi ỉa, hậu môn bị sưng đau, phù nề; sốt cao, buồn nôn,... và đây thường là dấu hiệu của một số bệnh lý như:
- Kiết lị: Máu thường lẫn với phân, kèm theo có chất nhầy, đi ỉa nhiều lần trong ngày, đau bụng và đau hậu môn khi đi ỉa.
- Sa trực tràng: Sa trực tràng thường xảy ra ở người lớn tuổi hơn người trẻ. Sa trực tràng thường dẫn đến đau và chảy máu. Điều trị bệnh sa trực tràng bằng phẫu thuật. Điều trị nội khoa cần thiết, nhưng chỉ góp một phần vào kết quả của điều trị.
- Bệnh trĩ: Ỉa ra máu là một trong những triệu chứng sớm và điển hình nhất của bệnh trĩ. Nếu để ý quan sát sẽ thấy máu bị lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh, thường màu đỏ tươi. Một số trường hợp còn thấy chảy máu khi ngồi xổm. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng như đau hậu môn, ngứa hậu môn.
- Polyp: Polyp là những khối u lồi vào trong lòng ruột kết, chúng được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột kết... Khi polyp phát triển trên lớp lót của đại trực tràng, chúng có thể gây kích ứng, viêm và chảy máu nhẹ. Trong nhiều trường hợp, cần loại bỏ polyp để có thể kiểm tra dấu hiệu ung thư và để tránh nguy cơ ung thư.
- Rò ống tiêu hóa: Các lỗ rò xuất hiện giữa hậu môn và trực tràng hoặc hậu môn và da. Rò ống tiêu hóa có thể gây ra rò rỉ mủ và dịch tiêu hóa hoặc máu ra ngoài cơ thể. Rò tiêu hóa cần được điều trị bằng phẫu thuật kết hợp với liệu pháp kháng sinh.
- Nứt kẽ hậu môn hoặc viêm ống hậu môn: Một số bệnh viêm nhiễm, nứt kẽ hậu môn cơ bản lại xuất phát từ nguyên do táo bón. Phái mạnh cố gắng rặn khiến ống ở vùng hậu môn, sưng, phù nề, đỏ mọng, chảy máu thành từng giọt, thậm chí mắc bội nhiễm, lở loét vùng hậu môn.
- Viêm túi thừa: Túi thừa là một túi nhỏ phồng lên đẩy ra ngoài từ thành ruột kết. Túi thừa có thể có rải suốt đại tràng nhưng phổ biến nhất là ở gần cuối của đại tràng bên trái gọi là đại tràng sigma. Những túi thừa này thường gặp ở những người có chế độ ăn ít chất xơ. Đôi khi túi thừa chảy máu nhưng sự chảy máu này thường tự ngừng. Chảy máu có thể gián đoạn hoặc liên tục kéo dài. Nếu chảy máu kéo dài và nghiêm trọng cần phải phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.
- Viêm dạ dày ruột: Nhiễm khuẩn có thể gây viêm đại tràng và dạ dày, gây tiêu chảy có thể chứa chất nhầy và các đốm máu. Điều trị viêm dạ dày ruột thường bao gồm bù chất lỏng, nghỉ ngơi, kháng sinh hoặc thuốc kháng virut, tùy thuộc vào nguyên nhân.
- Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs): Quan hệ tình dục không được bảo vệ có liên quan đến vùng hậu môn có thể lây lan rất nhiều bệnh. Có thể gây viêm vùng hậu môn và trực tràng, làm tăng khả năng chảy máu.Việc điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường liên quan đến thuốc kháng sinh, thuốc kháng virut hoặc thuốc chống nấm, tùy theo nguyên nhân là do vi khuẩn, virut hoặc nấm.
- Các vết nứt: Nứt xảy ra khi các mô nằm ở hậu môn, ruột kết, trực tràng bị rách dẫn đến đau và chảy máu. Ngâm nước nóng, chế độ ăn nhiều chất xơ và chất làm mềm phân có thể giúp giảm các triệu chứng. Trong trường hợp nặng, cần điều trị theo đơn của bác sĩ hoặc phẫu thuật.
- Viêm loét đại – trực tràng: Bệnh nhân đại tiện (đi ỉa) nhiều lần có lẫn máu tươi hoặc lẫn dịch nhầy, kèm theo sốt cao và đau bụng dưới.
- Nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo: Người bệnh thường bị đau bụng dữ dội, đi ỉa ra máu đen hoặc máu tươi.
- Polyp trực tràng: Là khối u lồi vào trong lòng trực tràng, hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng. Đi ngoài phân có máu tươi là triệu chứng thường gặp nhất, máu thường phủ ngoài mặt phân không trộn lẫn với phân. Với nhiều khối polyp có kích thước lớn dần trên 5 mm, được các bác sĩ cảnh báo nguy cơ trở thành ung thư đại trực tràng sau này.
- Ung thư dạ dày: Đi ngoài phân đen có máu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày, nhưng ít phổ biến hơn và thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn - khi khối u lớn bị vỡ, hoại tử…
- Xuất huyết đường tiêu hóa: Một số bệnh lý xuất huyết đường tiêu hóa như: xuất huyết dạ dày, tá tràng, nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa... cũng khiến người bệnh đi ỉa ra máu, thường là phân đen và nặng mùi.
- Ung thư đại trực tràng: Máu trong phân là một trong những triệu chứng sớm có thể gặp. Máu có thể có màu đỏ, đôi khi xuất hiện với số lượng ít (máu ẩn trong phân). Có đến khoảng 60% bệnh nhân mắc ung thư trực tràng có biểu hiện đi ngoài ra máu và đây cũng là triệu chứng bệnh điển hình nhất.
Ung thư đại trực tràng bắt nguồn từ các mô đại tràng (phần dài nhất của ruột già), trực tràng (vài inch cuối của ruột già, trước hậu môn), thường là kết quả từ sự phát triển của polyp trong đại tràng. Đây là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất ở nữ giới Việt Nam, và đứng thứ ba ở nữ giới với tổng số ca mắc ước tính đến 2020 ở hai giới có thể đạt khoảng 24 nghìn ca.
Ngoài hiện tượng đi ngoài phân có máu, bác sĩ Trịnh Tùng- Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện xanh pôn cho biết: Ung thư đại trực tràng còn có các biểu hiện khác như:
• Đau bụng
• Táo bón
• Chướng bụng
• Thay đổi thói quen đại tiện, phân lỏng, dẹt
• Tiểu không tự chủ, tiểu gắt buốt khi khối u phát triển ảnh hưởng đến bàng quang
• Buồn nôn, nôn ói
• Giảm cân không rõ lý do
• Cơ thể mệt mỏi…
Biến chứng nguy hiểm từ hiện tượng ỉa ra máu
Các bác sỹ chuyên khoa của phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết thêm: Tình trạng đi ỉa ra máu nếu không được khắc phục, chữa trị hiệu quả sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống: tình trạng đi ỉa ra máu thường kèm theo triệu chứng ngứa rát hậu môn,... khiến mọi người cảm thấy phiền toái, khó chịu và lo lắng, bất an,... gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày và tâm lý.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: nếu tình trạng đi ỉa ra máu kéo dài, máu ra nhiều có thể gây mất máu, choáng váng, đau đầu, chóng mặt, tụt huyết áp,... gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Gây ung thư: đi ỉa ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý hậu môn – trực tràng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị hiệu quả sẽ là một trong những nguyên nhân gây ung thư hậu môn – trực tràng.
Vì vậy, ngay khi có triệu chứng đi ỉa ra máu kèm theo những dấu hiệu bất thường khi đi ỉa hoặc ở hậu môn thì mọi người nên chủ động thăm khám và có phương pháp chữa trị càng sớm càng tốt nhằm tránh các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
>> Xem thêm: Đi cầu ra máu có nguy hiểm không?
Phòng tránh ỉa ra máu
- Chế độ ăn: Chế độ ăn hợp lý, ăn ít thịt nhiều rau, ăn một số dòng thực phẩm có nhiều chất xơ, ăn ít đồ cay, nhiều trái cây, ăn sáng hàng ngày giúp đi đại tiện dễ dàng. Uống đủ 2 – 3 lít nước một ngày để giúp phân mềm hơn. Không uống rượu, bia, không sử dụng những thức ăn dễ gây ra kích thích như ớt, hạt tiêu… Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng các dòng thảo dược chữa trị táo bón, trĩ hiệu quả như: diếp cá, yến bạch, rau má, đương quy…
- Đi đại tiện hàng ngày: Tập thói quen đi cầu hàng ngày vào một khung giờ (tốt nhất vào sáng sớm), giữ vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi ngoài để tránh trường hợp viêm nhiễm, lúc đi đại tiện không ngồi xổm lâu hay rặn mạnh. Giảm bớt các tác động lên hậu môn, trực tràng, sử dụng giấy vệ sinh mềm, sạch sẽ.
- Làm việc khoa học: Tránh khuân vác rất nặng, tránh đứng/ngồi liên tục trong thời gian dài. Với nời bắt buộc ngồi làm cho việc liên tục, sau khoảng 1h buộc phải đứng dậy vận động, đi lại nhẹ nhàng vài phút.
- Thể dục, thể thao:Tập thể dục đều đặn, thường xuyên. Tham gia vào những hoạt động thể chất phù hợp để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa cũng như sự lưu thông máu. Tăng cường di chuyển cho cơ thắt ở hậu môn, đặc biệt là đi lại hậu môn, lúc mắc sưng tấy do trĩ, chảy máu rất nhiều thì nên đi thăm khám và chữa nhanh chóng.
Bệnh nhân ỉa ra máu nên khám khi nào?
Thỉnh thoảng xuất huyết nhẹ ở hậu môn là khá phổ biến và thường không cần sự chăm sóc y tế hoặc điều trị. Nhưng chảy máu trực tràng nghiêm trọng, kéo dài hoặc đau đớn có thể là một dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn và cần được đánh giá bởi bác sĩ. Hãy tới bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:
- Chảy máu kéo dài hơn 2 hoặc 3 tuần.
- Trẻ em đi tiêu phân đẫm máu hoặc chảy máu trực tràng.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi hoặc yếu.
- Đau, sưng hoặc đau bụng.
- Sốt kèm theo.
- Có khối u trong bụng
- Phân mỏng hơn, dài hơn hoặc mềm hơn bình thường trong 3 tuần hay nhiều hơn.
- Kèm theo buồn nôn hoặc nôn.
- Kèm theo táo bón dài hạn hoặc thay đổi thói quen đại tiện.
- Có sự rò rỉ không kiểm soát từ hậu môn.
>> Xem thêm: Top 15 địa chỉ điều trị đại tiện ra máu uy tín hiệu quả
Phương pháp điều trị đi ỉa ra máu hiệu quả
Đối với việc điều trị tình trạng đi ỉa ra máu cần phải dựa vào từng nguyên nhân, bệnh lý cụ thể cũng như mức độ nhiễm bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh, các bác sỹ mới có chỉ định điều trị phù hợp và hiệu quả cho từng trường hợp cụ thể.
Do đó, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng hay chữa bằng bất kỳ phương pháp nào khi chưa thăm khám và chưa có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. Việc sử dụng sai thuốc, sai cách sẽ không những không cải thiện được tình trạng đi ỉa ra máu mà còn khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn, khó chữa trị hơn, tốn nhiều thời gian và chi phí hơn, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe,...
Tốt hơn hết, để được điều trị hiệu quả, an toàn và nhanh chóng, dứt điểm tình trạng ỉa ra máu thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa.
Thông tin trên đây là những chia sẻ về hiện tượng ỉa ra máu. Hy vọng, độc giả sẽ cập nhât được những dấu hiệu ban đầu của bệnh để kip thời nhận biết, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Tham khảo:
https://dantri.com.vn/ung-thu/dai-tien-ra-mau-cho-coi-thuong-20180616080907185.htm
https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/di-ngoai-ra-mau-co-nguy-hiem-khong-389925.html