[Tìm hiểu] Đi ngoài ra nước không đau bụng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả!
Tiêu chảy là một bệnh lý thường gặp ở bất kì ai, bất kì độ tuổi nào. Đi ngoài ra nước không đau bụng nhẹ thường kết thúc trong vòng 1-2 ngày. Tuy nhiên, trường hợp hiện tượng khó chịu, kéo dài là những biểu hiện của bệnh tiêu chảy cấp, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, người bệnh cần lưu ý để điều trị đúng. Tham khảo bài viết dưới đây để biết được nguyên nhân, dấu hiệu của chứng tiêu chảy cấp!
Đi ngoài ra nước không đau bụng là bệnh gì?
Tiêu chảy (Đi ngoài ra nước) là tình trạng đi ngoài phân lỏng, phần lớn dẫn đến tiêu chảy là do rối loạn hệ tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích. Tiêu chảy thường gắn với những cơn đau bụng đi ngoài rất khó chịu, tuy nhiên có những trường hợp bệnh nhân hay bị đi ngoài không đau bụng. Tình trạng này chính là biểu hiện của tiêu chảy cấp.
Tiêu chảy cấp (Đi ngoài ra nước không đau bụng) là bệnh lý phổ biến của đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm do chế độ ăn uống, vệ sinh không sạch sẽ, không đảm bảo. Tiêu chảy cấp là tình trạng đại tiện phân lỏng hoặc nước nhiều lần trong ngày. Bệnh thường kéo dài không quá 14 ngày và không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời.
Một số dạng đi ngoài ra nước không đau bụng thường gặp
Với mỗi loại tiêu chảy cấp, biểu hiện chung thường là đi ngoài thường xuyên, nhiều lần trong ngày, nhưng có thể sốt hoặc không, nôn hoặc không, đau bụng hoặc không. Phân biệt rõ các loại bệnh sẽ giúp việc xử trí tốt hơn.
Khuẩn Salmonella
Thường gặp nhất là bệnh do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn có khả năng đột nhập vào niêm mạc ruột và gây bệnh như Salmonella (S.typhi murium và S.enteritidis). Thời gian ủ bệnh trung bình 12-36 giờ sau ăn. Bệnh khởi phát đột ngột: sốt, đau bụng vùng thượng vị hoặc quanh rốn, không mót rặn, tiêu chảy nhiều lần, phân thối, nhiều nước đôi khi có nhày, máu, gần giống phân trong lỵ trực khuẩn. Trường hợp nặng có rối loạn điện giải do mất nước (môi khô, mắt trũng, khát nước). Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do trụy mạch.
Khuẩn Salmonella
Ngoài ra bệnh còn có thể xuất hiện khi ăn phải thức ăn có chứa độc tố của vi khuẩn đã hình thành sẵn trong thức ăn và chính độc tố này gây bệnh (độc tố của tụ cầu vàng, Clostridium perfrigens, Clostridium botulinum, bacilluscerus và Vibrio parahaemolyticus). Biểu hiện lâm sàng là tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đau bụng, không sốt, buồn nôn và nôn. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng mất nước và tử vong.
Khuẩn Vibrio cholerae
Bệnh tả: Bệnh do vi khuẩn Vibrio cholerae gây nên. Thời gian ủ bệnh trung bình 5 ngày. Triệu chứng thường gặp là đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lờ lờ như nước vo gạo, không đau bụng, không sốt, có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng. Bệnh dễ gây dịch.
E.coli sinh độc tố ruột: gây tăng tiết dịch và điện giải vào lòng ruột, không có viêm. Nguồn lây là thức ăn và nước. Thời gian ủ bệnh 24-72 giờ, có thể sốt nhẹ, phân nhiều nước. Đây là thể bệnh tiêu chảy nhẹ nhưng kéo dài có khi đến 5 tuần.
>> Xem thêm: [Tìm hiểu] Đi cầu ra máu và cách điều trị hữu hiệu!
Khuẩn Vibrio cholerae
Lỵ trực khuẩn: Căn nguyên do Shigella gây ra. Triệu chứng là đau bụng quặn, mót rặn, đi ngoài lờ máu cá hay như nước rửa thịt, sốt. Cần điều trị sớm bằng kháng sinh đặc hiệu. Tuy nhiên hiện nay trực khuẩn này đã kháng với nhiều loại kháng sinh nên cần lựa chọn loại thích hợp.
Escherichia coli (E.coli) gây tiêu chảy xâm nhập với hội chứng lỵ: đau quặn, mót rặn, phân lỏng có máu mũi…
Nguyên nhân gây đi ngoài ra nước không đau bụng
Tiêu chảy không đau bụng chính là tình trạng tiêu chảy cấp, đây là biểu hiện mà người mắc bệnh sẽ nghĩ là của tiêu chảy thông thường. Nguyên nhân thường dẫn tới bệnh này là:
- Ăn uống: Chế độ ăn uống chưa khoa học và không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm bị ôi thiu làm tổn thương niêm mạc ruột, dẫn đến tình trạng đi ngoài ra nước.
- Nhiễm ký sinh trùng: Các loại giun, sán, trùng roi Giardia lamblia có trong món ăn tái, sống hoặc nguồn nước ô nhiễm theo đường tiêu hóa vào cơ thể cũng là tác nhân gây đi ngoài.
- Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài làm mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột, gây đi ngoài.
- Không dung nạp đường lactose: Đường lactose được tìm thấy trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Nhiều người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa loại đường này, dẫn đến việc đi ngoài sau khi sử dụng một vài loại sữa.
- Do nhiễm virus, nguyên nhân này chiếm 80% do trường hợp viêm ruột ở các nước phát triển. Bệnh này thường gặp do virus gây ra: rotavirus, adenovirus, norwark...
- Do nhiễm các loại vi khuẩn như vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn thương hàn, virut rota, shilgella, E.coli, Vibrio cholera.…Loại vi khuẩn này là tác nhân trực tiếp gây nên tình trạng đi ngoài ra nước. Bệnh này thường gặp vào mùa hè ở những nước đang phát triển.
- Do uống thuốc nhuận tràng, do bị bệnh đái tháo đường, do bị bệnh cường giáp....
- Cơ chế gây đi ngoài ra nước không đau bụng
Hiện tượng này được chia thành các cơ chế: xuất tiết, thẩm thấu, nhu động và viêm:
- Xuất tiết: Bị tiêu chảy mà không đau bụng là do cơ thể bài tiết các men tiêu hóa và dịch và các chất giải điện vào trong lòng ruột, và khiến cho đại tràng quá khả năng hấp thụ. Tiêu chảy dạng này thường gặp do các độc tố của vi khuẩn tấn công vào trong hệ thống tế nào niêm mạc ruột gây tăng bài xuất.
- Thẩm thấu: Cơ chế này là do ăn uống các chất mà cơ thể không thể hấp thụ được qua tế bào đường ruột, từ đó gây ra một lượng lớn nồng độ chất trong ruột kéo nước từ tế bào vào trong lòng ruột, khiến cho đại tràng quá khả năng hấp thụ.
- Tăng nhu động: Do động đường ruột vượt quá khả năng hấp thụ nước, dẫn tới việc tăng lượng nước trong phân và gây ra tình trạng tiêu chảy cấp.
- Viêm: Tiêu chảy do cơ chế viêm các tế bào biểu mô ruột, từ đó gây ra tình trạng rò rỉ máu, protein…
Dấu hiệu đi ngoài ra nước không đau bụng
Đi ngoài ra nước biểu hiện ở các mức độ, từ phân nát không thành khuôn cho đến phân lỏng nước. Số lần đại tiện có thể từ vài lần trong ngày cho tới hàng chục lần (20 – 30 phút/lần). Tiêu chảy phân nước lỏng đục nhiều, không kèm sốt, không đau bụng cần nghi ngờ nhiễm phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae).
Triệu chứng này thường đi kèm với mất nước nghiêm trọng- Dấu hiệu mất nước bao gồm: Khát nước, giảm lượng nước tiểu, tình trạng khô niêm mạc mắt, miệng, mắt trũng, mất sự đàn hồi của da biểu hiện bằng dấu hiệu nếp véo da, mạch nhanh, tụt huyết áp, người mệt lả. Đối với người lớn, tình trạng mất nước nhẹ thường khó phát hiện hơn so với trẻ em.
Đôi khi bệnh đi ngoài ra nước sẽ xuất hiện ngay sau bữa ăn do bị nhiễm khuẩn, khoảng thời phát bệnh có thể giữa hoặc sau bữa ăn. Tình trạng mất nước, buồn nôn... có thể là triệu chứng kèm theo của tiêu chảy, nhưng một số bệnh nhân tiêu chảy cấp thì triệu chứng nôn lại nổi trội hơn nhiều so với tiêu chảy. Tiêu chảy do nhiễm độc tố vi khuẩn thường khởi phát từ 2 – 7 giờ sau khi ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn. Nôn là triệu chứng chính, tiêu chảy thường không nặng, đôi khi kèm đau quặn bụng và không sốt.
Cách điều trị đi ngoài ra nước không đau bụng hiệu quả
Khi bị bệnh tiêu chảy không đau bụng thì chúng ta điều trị chủ yếu là bù nước và điện giải, trên nguyên tắc đánh giá đúng tình trạng mất nước:
Khi điều trị tiêu chảy, ngoài bù nước, điện giải và thuốc men còn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng thích hợp. Người bệnh bị tiêu chảy, khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn kém do vậy thức ăn cần chế biến kỹ, nấu nhuyễn dễ tiêu hóa hợp khẩu vị, đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng. Không kiêng khem quá mức.
Uống nhiều nước: Tiêu chảy nhiều khiến bệnh nhân bị mất nước trầm trọng. Do đó, bù nước và chất điện giải là việc đầu tiên cần phải làm. Bạn hãy uống thật nhiều nước trong ngày, uống ít nhất 1 lít/giờ cho tới khi không còn tiêu chảy. Hoặc sử dụng dung dịch oresol để bù chất điện giải đã mất cho cơ thể. Trường hợp mất nước mạnh thì bệnh nhân có thể bù dịch bằng cách truyền tĩnh mạch.
Trong quá trình bị tiêu chảy cấp, người bệnh có thể ăn uống bình thường, đặc biệt ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C như: Ổi, bưởi, cam.. để tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn các thức ăn sống, tái, thịt nướng, thịt hun khói và các đồ uống có gas, đồ uống chứa cồn trong thời gian này.
Dùng thuốc: Thông thường, thuốc kháng sinh hiếm khi được sử dụng trong trường hợp này. Bởi kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ bị hội chứng tan huyết urê. Hoạt chất bismuth (Pepto-Bismol) làm giảm số lần đi đại tiện ở bệnh nhân mắc tiêu chảy, nhưng lại không làm giảm thời gian mắc bệnh. Chỉ định dùng kháng sinh trong trường hợp tiêu chảy phân có máu, sốt trên 38,5 độ C, nghi ngờ nhiễm vi khuẩn.
Uống thuốc kháng sinh: Khi bị tiêu chảy mà kèm theo sốt cao thì nên sử dụng thuốc kháng sinh, vì có thể bệnh nhân mắc phải nhiễm khuẩn.
Uống thuốc cầm tiêu chảy: Việc uống thuốc cầm tiêu chảy để giảm lượng dịch mất và giảm đi số ần đại tiện và lượng phân, rút ngắn quá trình bị bệnh.
Tuy nhiên với những cách điều trị bằng thuốc này, bệnh nhân chỉ nên dùng theo liều lượng quy định của bác sĩ. Chứ không nên tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định, có thể sẽ làm cho tình trạng nặng hơn.
Phòng bệnh đi ngoài ra nước không đau bụng
Tiêu chảy cấp lây truyền chủ yếu do tay bẩn, do thức ăn hoặc trung gian ruồi nhặng, gián chuột... Người là nguồn lây duy nhất. Vì vậy phòng bệnh là yêu cầu cấp thiết, cụ thể cần được thực hiện nghiêm túc các vấn đề sau:
- Ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, gỏi cá hải sản, mắm tôm...;
- Rửa tay xà phòng sạch sẽ trước khi ăn, khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh;
- Bảo vệ nguồn nước sạch, sử dụng nước sạch để nấu ăn (nếu không có nước máy phải dùng cloramin B để khử khuẩn).
- Không vứt rác, chuột chết xuống ao hồ, sông rạch;
- Khi gia đình hoặc xung quanh có người tiêu chảy cấp nguy hiểm cần báo cho cơ sở y tế nơi gần nhất để điều trị kịp thời;
- Không được phóng uế bừa bãi. Khi tiêu chảy phải đi vào nhà vệ sinh rồi rắc vôi bột hoặc xả nước cloramin B.
Trên đây là những thông tin hữu ích về hiện tượng đi ngoài ra nước không đau bụng. Vì vậy, để phòng và điều trị bệnh hiệu quả nhất, hãy yêu cầu thêm sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa! Liên hệ 0243 9656 999 để được các bác sĩ chuyên khoa giải đáp cụ thể hoặc đặt hẹn lịch khám miễn phí!
Từ khóa gợi ý của google:
đau bụng tiêu chảy là bệnh gì
đi ngoài ra nước có mùi tanh
ăn vô là bị tiêu chảy
tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân
đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được
đau bụng đi ngoài ăn gì