Bệnh trĩ ngày càng phổ biến và trở thành căn bệnh phổ thông trong cuộc sống hiện đại. Bệnh trĩ nội là căn bệnh khó phát hiện và khó chữa nhất trong các loại bệnh của trĩ. Vậy bệnh trĩ nội độ 1 chữa có khó không, uống thuốc có khỏi không là câu hỏi của rất nhiều người.
Bài viết dưới đây là chia sẻ của chuyên gia về cách điều trị trĩ nội độ 1, giải đáp trĩ nội độ 1 uống thuốc có khỏi không, trĩ nội nên ăn gì và cách chữa trĩ nội độ 1 tại nhà hiệu quả.
Tìm hiểu bệnh trĩ là gì và phân loại bệnh trĩ
Bệnh trĩ được biết đến là một căn bệnh phổ thông, gây ra sự bức bách và khó chịu cho bệnh nhân. Người xưa có câu “thập nhân cửu trĩ”, tức là cứ 10 người thì 9 người bị búi trĩ. Điều này cho thấy bệnh trĩ là căn bệnh rất phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai.
Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom là bệnh do sự căng dãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn gây viêm sưng hoặc xuất huyết. Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh xảy ra do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Trong trạng thái bình thường, các mô này giúp kiểm soát phân thải ra. Khi các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ.
Bản chất đây là các bệnh của 1 hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi.
Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Đồng thời càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.
Trò chuyện cùng chuyên gia TẠI ĐÂY
Phân loại bệnh trĩ:
Trĩ được chia làm hai nhóm chính: nội và ngoại. Niêm mạc ống hậu môn được chia làm hai vùng khác nhau dọc theo chiều dài của ống bằng đường lược. Vùng niêm mạc nằm trên đường này không có thần kinh cảm nhận, còn vùng niêm mạc nằm dưới lại có cảm giác đau.
Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ hình thành ở trên đường lược, được gọi là trĩ nội. Ngược lại, nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược và được gọi là trĩ ngoại. Do có sự thông nối giữa hệ tĩnh mạch trĩ trên và dưới, sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ trên tất yếu sẽ dẫn đến sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ dưới.
Tìm hiểu bệnh trĩ nội và phân độ bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội tuy là căn bệnh khó phát hiện và khó chữa nhất của bệnh trĩ nhưng nếu người bệnh kịp thời phát hiện và chữa sớm thì có thể khỏi bệnh.
Bệnh trĩ nội là các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn quá mức và phình to ra, các tĩnh mạch nằm ở phía trên đường lược. Bao bọc xung quanh búi trĩ là niêm mạc. Lúc đầu búi trĩ sẽ là một khối thịt rất nhỏ, nằm phía dưới đường lược. Sau khi bệnh phát triển hơn thì khối thịt thừa này sẽ to dần ra và có hiện tượng bị sa ra ngoài.
Phân độ bệnh trĩ nội được chia theo diễn bến và tiến trình của bệnh trĩ nội như sau:
Độ 1: Búi trĩ xuất hiện bên trong lòng hậu môn, khó nhận biết, ngay cả khi thăm khám bằng tay. Chảy máu là triệu chứng chính
Độ 2: Búi trĩ sa thấp hơn, nằm thập thò ở bên trong hậu môn. Khi rặn hay đi đại tiện, búi trĩ có thể thò ra ngoài sau đó tự thụt vào.
Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, khi ngồi xổm hay cả khi đi lại nhiều. Khó tự tụt vào, phải dùng tay đẩy búi trĩ mới vào bên trong hậu môn.
Độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Ngay cả khi dùng tay cũng khó đẩy vào hoàn toàn bên trong hậu môn.
Mắc bệnh trĩ nội nguyên nhân do đâu?
Bị mắc bệnh trĩ nội thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, và thường nhận biết bệnh trĩ nội dựa vào cảm giác của người bệnh.
- Bị trĩ nội do tĩnh mạch tại hạ bộ trực tràng, hậu môn bị phình gập, thu hẹp ống hậu môn khiến việc đẩy phân ra ngoài trở nên khó khăn hơn.
- Bị trĩ nội do hậu môn, trực tràng bị kích thích do vùng hậu môn bị nóng, lạnh quá mức do tiêu chảy, táo bón….
- Bị trĩ nội do các vấn đề về hệ tiêu hóa như giảm nhu động ruột, đi ngoài chậm và ít vận động.
- Bị trĩ nội do sự gia tăng áp lực vùng bụng như phụ nữ mang thai, người bị bệnh có khối u trong ổ bụng, người bệnh tuyến tiền liệt phì đại….
- Bị trĩ nội do thói quen sinh hoạt không đúng cách như ăn uống quá no, nhịn đi vệ sinh, ngồi xổm quá lâu, thức khuya nhiều,…
Thêm vào đó, những lý do như thường xuyên nhịn đi vệ sinh dẫn đến bệnh trĩ nội xảy ra nhiều trong giới trẻ hiện nay, do lười, do tập trung trong công việc, do căng thẳng…theo các thống kê tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội ngày càng gia tăng.
Trò chuyện cùng chuyên gia TẠI ĐÂY
Bệnh trĩ nội độ 1 và triệu chứng nhận biết
Trĩ nội độ 1 là một trong bốn phân độ của bệnh trĩ, trĩ nội độ 1 là mức độ bệnh nhẹ nhất và dễ chữa nhất vì lúc này bệnh chưa bị sa búi trĩ.
Bệnh trĩ độ 1 điều trị khá đơn giản nếu bệnh nhân kết hợp điều trị nội khoa và thay đổi một số thói quen ăn uống sinh hoạt, nhất là tránh táo bón thì sau một thời gian bệnh sẽ tự khỏi.
Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ nội độ 1 là:
- Đi cầu ra máu, ban đầu máu chỉ dính trên phân hay giấy vệ sinh, khi bệnh nặng hơn máu cũng chảy nhiều hơn, máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia khi đi cầu
- Có hiện tượng đau rát khi đi cầu, ngứa ngáy hậu môn khiến bệnh nhân khó chịu.
- Có hiện tượng táo bón kéo dài
Giai đoạn này nếu không phát hiện ra dấu hiệu bệnh trĩ nội sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ nặng hơn và khó điều trị hơn.
Trĩ nội độ 1 tuy không nguy hiểm, nhưng khó để nhận biết, nên trên thực tế, những người được các bác sĩ Bệnh trĩ blog tư vấn và điều trị đều đã chuyển biến sang độ 3 và độ 4, gây nên tình trạng nứt kẽ hậu môn, viêm nhiễm hậu môn rất nguy hiểm. Vì vậy, bệnh nhân không nên chủ quan với trĩ độ 1 mà phải biết rằng nếu kịp thời nhận ra mình mắc trĩ độ 1, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn khi đã biến chứng nặng.
Trò chuyện cùng chuyên gia TẠI ĐÂY
Trĩ nội độ 1 uống thuốc có khỏi không?
Trĩ nội độ 1 uống thuốc có khỏi không là câu hỏi cần lời giải đáp của rất nhiều người. Chuyên gia chia sẻ rằng bệnh trĩ nội độ 1 là phân độ bệnh nhẹ nhất, mới phát chưa có biểu hiện nghiêm trọng. Giai đoạn này người bệnh có thể yên tâm chữa khỏi và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.
Sở dĩ bệnh trĩ độ 1 có thể chữa khỏi bằng thuốc vì đây chỉ mới là tình trạng nhẹ, chưa có những chuyển biến như viêm loét hay sa trĩ ra bên ngoài hậu môn. Đây cũng có thể coi là tình trạng sưng phồng nhẹ của các đám rối tĩnh mạch, và hoàn toàn có thể dùng thuốc để tăng khả năng đàn hồi cho thành mạch, ức chế sự phát triển của búi trĩ, làm teo búi trĩ và thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu ở hậu môn.
Chính vì vậy, để được điều trị một cách nhẹ nhàng, an toàn và không phải đụng đến cắt đốt hay dao kéo, bệnh nhân khi thấy hậu môn chảy máu hay có tình trạng hơi cộm, ngứa phải đến ngay các cơ sở y tế để các bác sĩ thực hiện thăm khám, xét nghiệm xem có phải là trĩ độ 1 không, từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Bệnh nhân không nên tự mua thuốc điều trị tại nhà, bởi nếu không chắc đó là trĩ độ 1, việc uống thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ sẽ làm tình trạng trĩ trầm trọng, hoặc thuốc không phù hợp với cơ địa khiến việc điều trị không đem lại kết quả.
Đối với trĩ nội độ 1, ngoài việc uống thuốc tây còn có thể sử dụng những bài thuốc dân gian từ cây diếp cá, lá bỏng, lá huyết dụ, củ mã thầy để điều trị cũng sẽ đem lại hiệu quả cao và an toàn cho người bệnh. Những bài thuốc dân gian để uống này sẽ giúp người bị trĩ nội tiêu viêm, thanh nhiệt, thúc đẩy tuần hoàn máu, từ đó khiến búi trĩ co lại dễ dàng.
Điều trị bệnh trĩ nội độ 1 hiệu quả tốt nhất
Vì là ở giai đoạn bệnh nhẹ, mới phát nên người bệnh cần đi khám và điều trị ngay tránh để nặng chuyển sang cấp độ 2, 3, 4 khó chữa. Để điều trị bệnh trĩ nội độ 1 hiệu quả nhất tốt nhất thì cần người bệnh phải kiên trì phối hợp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Điều trị bệnh trĩ nội ở cấp độ 1 thường đơn giản, chỉ cần áp dụng phương pháp nội khoa bằng thuốc uống, thuốc đặt mà bác sĩ chỉ định giúp:
- Kháng viêm, giảm đau rát, cầm máu: Khắc phục chứng đi ngoài ra máu, đau rát, viêm ngứa hậu môn.
- Tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng: Trị táo bón.
- Chống co thắt đại tràng và chống tăng trương lực thành mạch: Đám rối tĩnh mạch trĩ co lại làm tiêu búi trĩ.
+ Đối với thuốc uống: Thường dùng là thuốc chứa hoạt chất rutin (còn gọi là vitamin P), tác động đến tĩnh mạch trĩ. Có thể dùng thêm: kháng sinh (nhóm penicillin, cephalosporin…); thuốc chống viêm, giảm đau (ibuprofen, naproxen…); thuốc nhuận tràng,…
+ Đối với thuốc đặt: Có chứa các thành phần: bảo vệ và làm bền chắc tĩnh mạch (bismuth subgallate, resorcinol, tannic acid, zinc oxide), sát trùng (boric acid, neomycin, phenylmercuric nitrate và oxyquinlone), và các loại vitamin, dưỡng chất khác. Được sử dụng phổ biến là viên đạn trĩ Protolog.
Ngoài ra, với một số người “ngại dùng” thuốc tân dược thì có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian, bài thuốc Đông y để chữa bệnh trĩ nội độ 1 tại nhà cũng rất hiệu quả và an toàn, dễ thực hiện. Có thể kể đến: Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá, dầu dừa, lá vông nem, quả sung,…
Trò chuyện cùng chuyên gia TẠI ĐÂY
Trĩ nội độ 1 nên ăn gì và kiêng gì
Việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày hỗ trợ và ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phòng tránh và điều trị bệnh trĩ nội độ 1 hiệu quả. Trĩ nội nên ăn gì và kiêng gì rất quan trọng mọi người nên lưu ý trong các bữa ăn hàng ngày.
Trĩ nội độ 1 nên ăn gì:
- Thực phẩm giàu chất sắt: Mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, gan gà, cua hấp, cá ngừ, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen, mè đen,… dồi dào hàm lượng sắt. Chúng cần thiết để cung cấp chất sắt tự nhiên giúp những người bị bệnh trĩ mất máu nhiều có thể hồi phục sức khỏe.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Đậu phụ, chuối măng, quả mơ, ngũ cốc xay, cà rốt, súp lơ, cam, quýt, dâu tây, các loại rau màu xanh đậm,…
- Thực phẩm nhuận tràng: Rau mồng tơi, rau đay, rau khoai lang, rau diếp cá, rau dền,… Các loại trái cây tươi, đặc biệt là chuối, đu đủ. Các loại củ, điển hình như khoai lang.
- Thức ăn giàu magie như: cá bơn, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành,…
Hay mật ong, măng,… cũng rất tốt cho người mắc bệnh trĩ.
- Hãy uống nhiều nước hơn khi mắc bệnh trĩ.
Trĩ nội độ 1 nên kiêng gì:
– Không nên ăn những đồ cay nóng, bởi những thực phẩm này sẽ làm cho búi trĩ nội sưng lên và làm cho người bệnh có cảm giác đau đớn hơn.
– Không nên uống rượu, bia.
– Không ăn những thức ăn chứa nhiều chất béo, vì khi trọng lượng cơ thể tăng lên sẽ gây áp lực lên vùng hậu môn trực tràng và đồng thời làm cho bệnh trĩ nội càng nặng thêm.
Bánh ngọt và sô-cô-la không nên ăn vì 2 loại thực phẩm này không chỉ gây táo bón mà còn tăng phản ứng ngứa hậu môn.
- Người bị bệnh trĩ không nên ăn quá no, làm gia tăng áp lực ổ bụng, ảnh hưởng tới các tĩnh mạch trĩ.
Các cách chữa trĩ nội độ 1 tại nhà hiệu an toàn nhiều người sử dụng
Các phương pháp cách chữa trĩ nội độ 1 tại nhà hiệu an toàn nhiều người sử dụng được dân gian lưu truyền đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm dễ sử dụng. Dưới đây là các cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 tại nhà mọi người nên tham khảo:
- Cách chữa trĩ nội độ 1 bằng rau diếp cá: Mỗi ngày uống 1 cốc nước rau diếp cá tươi, kết hợp nấu nước lá diếp cá dùng xông hậu môn khi nóng và lấy nước khi nguội để rửa hậu môn. Thực hiện đều đặn hàng ngày giúp loại bỏ những khó chịu do bệnh trĩ nội độ 1 gây ra nhanh chóng, đồng thời cách này cũng chữa táo bón rất hay.
- Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng dầu dừa: Đổ dầu dừa nguyên chất vào khay nước đá có thể điều chỉnh kích thước vừa phải để làm thuốc đặt hậu môn, để trong ngăn đá tủ lạnh khoảng 2h. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ bạn lấy 1 viên đá ra đặt vào hậu môn. Cách này cũng được dùng đối với cấp độ trĩ nặng hơn bằng cách đặt thuốc 2-3 viên mỗi ngày.
- Chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng lá thiên lý: Lấy 100 g lá và 5 g muối ăn. Lá rửa sạch, giã với muối, thêm khoảng 30 ml nước rồi lọc qua vải màn, tẩm vào bông, đắp lên chỗ trĩ (đã rửa sạch bằng thuốc tím). Đóng khố để giữ bông này. Mỗi ngày làm như vậy 1-2 lần. Bài thuốc này cũng được dùng để chữa bệnh sa dạ con.
- Chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng cây lá bỏng:Trị chứng trĩ: Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá sống đời đắp vào búi trĩ.
- Chữa trĩ nội độ 1 bằng đu đủ xanh: Cắt một trái đu đủ xanh điều quan trọng là đu đủ phải còn tươi và nhiều nhựa. Sau đó tối đến giờ đi ngủ thỉ bổ đôi quả đu đủ đó ra buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên. Cứ để như vậy qua đêm. Mạch máu của búi trĩ sẽ co thắt lại như bôi thuốc co mạch trực tiếp. Làm như vậy cho đến khi thấy búi trĩ biến mất thì ngưng.
Trò chuyện cùng chuyên gia TẠI ĐÂY
Mách bạn cách phòng ngừa bệnh trĩ nội độ 1 tại nhà đơn giản
Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, mọi người nên áp dụng và kiên trì tập thói quen làm theo các cách phòng ngừa bệnh trĩ nội độ 1 tại nhà đơn giản dưới đây:
- Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,... giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống từ từ để tránh xì hơi quá mức.
- Uống nhiều nước. Uống từ sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác (không phải rượu) mỗi ngày để giúp làm mềm phân.
- Xem xét chất bổ sung chất xơ. Hầu hết mọi người không nhận đủ lượng chất xơ được khuyến cáo 25 gram mỗi ngày đối với phụ nữ và 38 gram mỗi ngày đối với nam giới trong chế độ ăn uống. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung chất xơ không kê đơn, chẳng hạn như Metamucil và Citrucel, giúp cải thiện các triệu chứng và giảm chảy máu từ búi trĩ. Những sản phẩm này giúp giữ phân mềm và đi cầu đều đặn mỗi ngày. Cần lưu ý khi sử dụng chất chất xơ bổ sung, hãy chắc chắn uống ít nhất tám ly nước hoặc các chất lỏng khác mỗi ngày. Nếu không, các chất bổ sung có thể gây táo bón hoặc làm táo bón nặng hơn.
- Không rặn mạnh khi đi cầu vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
- Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu. Nếu bỏ lỡ cảm giác mắc đi cầu, niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn.
- Tập thể dục. Duy trì vận động mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu. Tập thể dục cũng có thể giúp giảm cân.
- Tránh ngồi lâu. Ngồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.
Phòng khám đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng – Địa chỉ khám chữa bệnh trĩ uy tín hàng đầu Hà Nội
Để điều trĩ bệnh trĩ an toàn, tốt nhất các bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, tại đây các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị trĩ nội an toàn, hiệu quả
Và một trong những địa chỉ chữa bệnh trĩ an toàn, nhận được nhiều phản hồi tốt của bệnh nhân trong thời gian qua là Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng là đơn vị chuyên khoa lâu năm được Sở y tế cấp phép hoạt động trong điều trị các bệnh lý về hậu môn – trực tràng, trong đó có bệnh trĩ đặc biệt là trĩ nội.
Đối với bệnh trĩ cấp độ 1, 2; khi các đám rối tĩnh mạch vẫn có sự đàn hồi, các bác sĩ sẽ ưu tiên phương pháp điều trị nội khoa. nhưng nếu bệnh đã phát triển nặng hơn (độ 3, 4) thì các đám rối tĩnh mạch đã có giãn quá mức và không thể phục hồi nên các bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.
Khi tới điều trị tại phòng khám, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm bởi phòng khám quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi, kinh nghiệm lâu năm trong việc thăm khám và điều trị bệnh trĩ. Điển hình như Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng - Nguyên trưởng khoa phẫu thuật tiêu hóa bệnh viện Xanh - pôn, nguyên PGĐ phụ trách chuyên môn bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám, tư vấn, điều trị và phẫu thuật các bệnh lý ở hậu môn - trực tràng như: Trĩ, áp xe hậu môn, nứt kẽ, polyp, rò hậu môn,....
Với chuyên môn và bằng kinh nghiệm của mình, Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng sẽ đưa ra những lời khuyên tốt nhất. Nếu bạn muốn được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn về vấn đề trĩ nội trĩ ngoại khác nhau như thế nào, vui lòng nhấp Vào đây.
Ngoài ra, nhằm mang đến cho người bệnh chất lượng y tế tốt nhất, phòng khám trạng bị cơ sở vật chất và thiết bị y tế hỗ trợ thăm khám và điều trị hiện đại, đạt chất lượng quốc tế, cho kết quả thăm khám chính xác và hỗ trợ cho việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Chi phí điều trị bệnh trĩ hợp lý, được niêm yết theo quy định của Sở Y tế; công khai minh bạch với người bệnh trước khi điều trị.
Nếu bạn muốn đặt lịch hẹn khám, vui lòng để lại thông tin Tại đây hoặc liên hệ hotline 0243.874.6999, đội ngũ chuyên gia tại phòng khám sẽ liên hệ với bạn sớm nhất. Hoặc bạn có thể tới trực tiếp phòng khám tại địa chỉ 193c1 Bà Triệu – Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.
Các tìm kiếm liên quan đến trĩ nội độ 1
cách chữa trĩ nội độ 1 tại nhà
trĩ nội độ 1 nên ăn gì
trĩ nội độ 2
triệu chứng bệnh trĩ nội
trĩ ngoại
trĩ ngoại độ 2
trĩ ngoại độ 3
trĩ nội độ 3